Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất có gì đáng lưu tâm?

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất 2020 có gì đáng lưu tâm? Cần chú ý những vấn đề nào khi thiết kế công trình dạng này? Sử dụng vật liệu ra sao sẽ giúp không gian học và chơi của trẻ đảm bảo vệ sinh, tránh xa mầm bệnh?

Mời quý vị cùng khám phá các nội dung dưới đây để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho những thắc mắc tương tự kể trên.

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới 2020

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất 2020 có gì đáng lưu tâm?

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất 2020 còn được biết tới với tên gọi TCVN 3907: 2011. Đây là quy định mới nhất thay thế TCVN 3907: 1984 và TCXDVN 260: 2002.

TCVN 3907: 2011 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn. Tiêu chuẩn được Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hiện là quy chuẩn áp dụng khi xây dựng hệ thống trường mầm non trên toàn quốc.

Theo đó, có những điểm đáng chú ý sau đây:

Tiêu chuẩn thiết kế phòng sinh hoạt chung

Phòng sinh hoạt chung cần đảm bảo diện tích đạt chuẩn từ 1,50m2/trẻ đến 1,80m2/trẻ. Đồng thời phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn không nhỏ quá 24m2(đối với nhóm trẻ) và tối thiểu 36m2(đối với lớp mẫu giáo).

Tiêu chuẩn thiết kế phòng sinh hoạt chung trường mầm non

Kiến trúc này đồng thời cần đảm bảo:

  • Kết nối dễ dàng với phòng nhận trẻ, phòng vệ sinh và hành lang chơi.
  • Đảm bảo có đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh bí khí.
  • Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ quá trình học tập và vui chơi của các bé.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng ngủ

Phòng ngủ cho trường mầm non cần đảm bảo có diện tích từ 1,20 m2/trẻ đến 1,50 m2/trẻ. Thiết kế hạng mục kể trên đồng thời cần đáp ứng tiêu chí không nhỏ hơn 18 m2/phòng(đối với nhóm trẻ) và 30 m2/phòng(đối với lớp mẫu giáo).

Tiêu chuẩn thiết kế phòng ngủ trường mầm non

Khác với phòng sinh hoạt chung, công trình này cần đảm bảo:

  • Yên tĩnh để bé có giấc ngủ ngon và sâu. Có thiết kế ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
  • Được trang bị đầy đủ giường, nệm nằm, chăn gối hợp vệ sinh, thuận tiện và an toàn với trẻ nhỏ.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng vệ sinh

Không khó để nhận ra hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Vì thế bé dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nấm mốc, vi khuẩn và mầm bệnh xung quanh môi trường. Đây cũng là lý do khiến tiêu chuẩn thiết kế phòng vệ sinh trường mầm non rất khắt khe.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non

Theo đó, công trình cần đảm bảo:

  • Phòng được xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ. Hoặc phòng vệ sinh xây dựng liền kề với nhóm lớp, nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho cô trò trong quá trình sử dụng.
  • Diện tích phòng vệ sinh cần đáp ứng 0,40 m2/trẻ đến 0,60 m2/trẻ. Đồng thời kiến trúc phải đảm bảo có diện tích lớn hơn 12 m2/phòng.
  • Phòng cần có vách ngăn cao 1,20 m phân cách giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu.
  • Kích thước mỗi ô đặt bệ xí đảm bảo 0,8 m x 0,7 m tạo sự thuận tiện, an toàn cho trẻ.
  • Có ít nhất từ 2 bồn tiểu dùng cho trẻ nam, trên 2 bệ xí bệt dùng chung cho cả trẻ nam và nữ và khoảng trên 3 bệ xí bệt dành cho riêng trẻ nữ.
  • Khu vực rửa tay cần thiết kế riêng, bố trí khoảng 8-10 trẻ/chậu trỏ

Tiêu chuẩn thiết kế phòng giáo dục thể chất

Riêng phòng giáo dục thể chất và phát triển nghệ thuật của trường cần đảm bảo có diện tích tối thiểu từ 60m2 trở lên. Đồng thời kiến trúc được xây dựng theo tiêu chuẩn khoảng 2m2/trẻ để đảm bảo có không gian thông thoáng, phục vụ tốt cho quá trình luyện tập.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng thể chất

Tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn

Bếp ăn cho trường mầm non cần có thông thoáng, ngăn cách giữa khu vực nấu và chia thức ăn rõ ràng. Mặt khác, cần đảm bảo vị trí phòng chia thức ăn gần hoặc thuận tiện với phòng ăn của trẻ.

Đồng thời diện tích công trình cần đảm bảo theo chuẩn từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ.

Sàn nhựa giả gỗ- đáp ứng tiêu chuẩn lát sàn cho trường mầm non

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như kể trên, chọn lựa vật liệu làm sàn trường mầm non hiện đang là vấn đề mà nhiều nhà thầu cân nhắc.

Thay vì sử dụng miếng xốp dễ xước, làm sạch khó hoặc sàn gạch thường khiến không gian lạnh, làm trẻ mắc bệnh hô hấp khi chuyển mùa. Hiện tại sử dụng sàn nhựa giả gỗ đang được xem là phương án thông minh hơn cả. Sở dĩ có điều này là vì:

Chống chịu nước tuyệt đối

Môi trường tại trường mầm non thường xuyên phải lau chùi, vệ sinh. Hơn nữa, đối với trường mầm non thì việc các bé vệ sinh trên sàn là điều khó tránh khỏi. Do đó cần một vật liệu chịu được lau chùi thường xuyên, chịu nước tuyệt đối. Trong trường hợp này sàn nhựa vân gỗ là một lựa chọn tuyệt vời.

Tránh nhiễm lạnh khi thời tiết giao mùa

Với cấu tạo 05 lớp ưu việt, sàn nhựa giả gỗ chất lượng còn chống nước, chống thấm và ngăn sự bốc hơi từ mặt đất rất hiệu quả.

Tính năng này giúp trẻ tránh xa hiện tượng bị nhiễm lạnh. Đặc điểm này khắc phục rất tốt yếu điểm của sàn lát đá hoa vào mùa đông. Đây là cách giúp các con có được sức khỏe tốt, không bị viêm phế quản, ho, viêm phổi.

Đồng thời, một mặt sàn nhựa giữ nhiệt tốt, ấm áp về mùa đông. Ngoài ra, sản phẩm còn mang lại không gian thoáng mát vào mùa hè nên giúp không gian trong phòng luôn dễ chịu, thoải mái.

[caption id="attachment_386" align="aligncenter" width="533"]sàn nhựa dán keo kim văn kim lũ Sàn nhựa giả gỗ cho trường mầm non[/caption]

Đảm bảo an toàn cho trẻ

Bề mặt sàn nhựa có khả năng chống trơn trượt. Chưa dừng lại ở đó, nhờ tránh hiện tượng “nền nhà toát mồ hôi” như khi dùng sàn gạch. Vì thế, trẻ tránh xa hiện tượng té ngã trong quá trình nô đùa, chơi học, đi lại.

Đồng thời với đó, dòng sản phẩm này còn có khả năng chống bụi bẩn và kiểm soát tốt hiện tượng ẩm mốc. Điều này đồng nghĩa với việc hiện tượng mầm bệnh phát triển được khắc chế, ngăn chặn nguy cơ tiếp xúc với cơ thể bé gây bệnh. Nhờ đó, các vấn đề về da liễu, cảm cúm, dị ứng, mẩn ngứa, nổi đỏ,…cũng ít khi có cơ hội xuất hiện.

Cách âm tốt, mang lại không gian yên tĩnh

Chưa dừng lại ở đó, sàn nhựa giả vân gỗ còn có tính năng cách âm tốt. Điều này giúp bé có được không gian yên tĩnh để di vào giấc ngủ sâu và ngon một cách dễ dàng.

Nhờ ngủ đủ giấc, trẻ ít quấy khóc, quá trình trao đổi chất tốt hơn. Đây cũng là bí quyết giúp bé cưng tránh xa hiện tượng mệt mỏi, khó chịu. Do đó, quá trình các cô chăm sóc bé trở nên hiệu quả, dễ dàng hơn nhiều.

An toàn, thân thiện với môi trường

Với thành phần cấu thành có tới 90% là các hạt nhựa nguyên sinh, dòng vật liệu này đảm bảo an toàn với sức khỏe của trẻ và thân thiện với môi trường.

Yếu tố này đáp ứng rất tốt tiêu chí cần dùng sản phẩm lành tính, tránh xa nguy cơ gây bệnh cho bé - đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Mang lại kiến trúc đẹp mắt, giàu tính thẩm mĩ

Sự có mặt của sàn nhựa giả gỗ dân dụng còn giúp bạn kiến tạo được “thế giới trẻ thơ” đầy màu sắc. Sản phẩm mang tới không gian ấm, kiến trúc thân thuộc với gam nâu trầm. Nhờ đó, bé cưng có cảm giác an toàn, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.

Hiệu ứng tâm lý tích cực này sẽ giúp thầy cô bớt phần vất vả hơn trong những ngày đầu con tới lớp. Đồng thời, kiến trúc đồng bộ, đẹp sang cũng giúp hệ thống trường thêm khang trang, chuyên nghiệp. Yếu tố kể trên khiến ba mẹ thêm an tâm khi trao những thiên thần của mình cho nhà trường.

Kết Luận

Vừa rồi là những chia sẻ về tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất. Mong rằng các thông tin mà chúng tôi nói tới sẽ giúp quý vị có thêm nhiều ý tưởng mới để kiến tạo môi trường học tập cho trẻ hiệu quả.

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về sàn nhựa giả gỗ cho trường mầm non, đừng quên kết nối với SanF theo số  0971 545 307 để có hỗ trợ kịp thời hơn bạn nhé!

Coi bài nguyên văn tại : Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất có gì đáng lưu tâm?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến