Phào chỉ thạch cao là gì? Mẫu kèm bảng giá chi tiết 2023
Phào thạch cao là loại phào chỉ làm từ chất liệu thạch cao có nhiều hoa văn, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý. Cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn về từng loại phào, cách chọn phào phù hợp và quy trình thi công phào chỉ thạch cao cụ thể.
Mục lục bài viết:
1. Phào chỉ thạch cao là gì?
Phào chỉ thạch cao được sử dụng rộng rãi trong trang trí tường và trần nhà, được sản xuất từ chất liệu thạch cao. Ưu điểm của loại phào chỉ này là hoa văn độc đáo, thiết kế sáng tạo. Bên cạnh tính thẩm mỹ cao, đây còn là loại phào giúp chống ồn, chống thấm nước và cách nhiệt hiệu quả.
Cấu tạo phào thạch cao thường có 5 lớp, bao gồm: 2 lớp vải thủy tinh, 2 lớp bột thạch cao và 1 lớp sợi thủy tinh. Trong đó, công dụng của lớp sợi thủy tinh là giúp các lớp còn lại liên kết nhau và giúp phào cứng cáp hơn.
2. Phân loại các loại phào chỉ thạch cao
2.1 Phân loại dựa trên kiểu dáng
Kiểu dáng trơn
Phào thạch cao trơn không có nhiều họa tiết, hoa văn phức tạp nên đặc biệt phù hợp với những công trình mang vẻ đẹp hiện đại, tối giản, tân cổ điển,…
Kiểu dáng hoa văn
Loại phào này thường được thiết kế với nhiều hoa văn cầu kỳ, uốn lượn tạo nên dấu ấn thẩm mỹ cao. Một số loại phào còn được dát vàng hoặc nhũ thạch rất xa hoa, đẳng cấp. Ngày nay, phào hoa văn thường sử dụng cho các công trình mang phong cách tân cổ điển như biệt thự, lâu đài.
2.2 Phân loại dựa trên chức năng
Phào chỉ cổ trần
Đây là loại phào sử dụng cho vị trí chuyển tiếp giữa trần và tường nhà, giúp không gian thêm đẹp và tinh tế.
Phào chỉ cấp hắt
Đây là loại phào được sử dụng riêng cho trần nhà có lắp đặt hệ thống đèn hắt sáng.
Phào chỉ cấp kín
Phào chỉ cấp kín là loại phào được dùng ở vị trí trần bê tông và trần thạch cao giao nhau (nhưng không có đèn cấp hắt).
Phào chỉ trong cấp hắt
Loại phào này ở vị trí bên trong cấp hắt có tác dụng tiếp nhận ánh sáng từ các loại đèn hắt, phù hợp lắp đặt cho những không gian có trần nhà cao.
3. Đặc điểm của phào chỉ thạch cao
3.1 Ưu điểm phào chỉ thạch cao
Phào chỉ thạch cao ngày càng được yêu thích nhờ có nhiều ưu điểm cụ thể như:
- Phào thạch cao được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đẹp phù hợp đa dạng phong cách công trình và nhu cầu của gia chủ
- Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao, tôn lên nét sang trọng cho ngôi nhà và che đi được khuyết điểm của công trình
- Phào thạch cao khi được kết hợp cùng trần nhà đa chức năng có thể cách nhiệt, chống ồn và chống thấm nước hiệu quả. Theo thời gian sử dụng không gây ố vàng hay ám mùi
- Loại phào này an toàn cho sức khỏe con người, không có thành phần độc hại và hạn chế bong tróc khi sử dụng lâu dài
- Giá thành thi công phào thạch cao thường rẻ hơn các loại phào khác trên thị trường
3.2 Nhược điểm phào chỉ thạch cao
Bên cạnh những ưu điểm trên, phào thạch cao còn có các nhược điểm như:
- Loại phào này chịu nước khá kém nên cần xử lý tốt phần mái và phần trần để phào được bền hơn, chống thấm tốt hơn
- Phào dễ bị co ngót, cong vênh khi lắp đặt trong môi trường có nhiệt độ cao, dễ xuất hiện vết nứt khi dùng lâu dài
- Việc vận chuyển và thi công phào thạch cao khá khó khăn vì loại phào này nặng
4. Cách chọn phào chỉ thạch cao phù hợp với thiết kế nhà
4.1 Đối với phong cách cổ điển
Đặc trưng của phong cách cổ điển:
- Phong cách tân cổ điển mang vẻ đẹp cầu kỳ, tỉ mẩn và chỉn chu trong từng chi tiết, hướng đến sự hoàn mỹ.
- Phong cách này thường sử dụng những tạo hình có kích thước lớn.
- Những gam màu hoàng tộc như vàng ánh kim, màu đồng, màu bạc,… là màu sắc chủ đạo.
- Kèm theo đó là hàng loạt đường nét, chi tiết và hoa văn được dùng dày đặc để tạo nên một công trình ấn tượng.
- Ngày nay, những công trình như biệt thự, lâu đài có không gian rộng thường thiết kế theo phong cách tân cổ điển.
Công trình tân cổ điển thường sử dụng hệ trần phẳng hoặc trần giật cấp bằng thạch cao, kết hợp phào chỉ và đèn trang trí phù hợp. Phào thạch cao sử dụng cho phong cách tân cổ điển cần có họa tiết, hoa văn bản to và cầu kỳ.
Ngoài ra phào phải có màu đồng, vàng kim hoặc bạc. Nhiều công trình sử dụng thêm phào dát bạc, dát vàng để tôn lên vẻ đẹp đẳng cấp, tô điểm cuộc sống xa hoa, vương giả cho gia chủ.
4.2 Đối với phong cách hiện đại
Đặc trưng của phong cách hiện đại:
- Những công trình mang phong cách hiện đại thường mang dấu ấn sáng tạo vô tận trên tinh thần tối giản.
- Không gian hiện đại là nơi những vẻ đẹp phá cách được phát huy tối đa.
- Một ngôi nhà hiện đại là nơi mà bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp hài hòa, đồng điệu nhưng đôi khi cũng tràn đầy sự đối lập và khác biệt.
- Công trình hiện đại cần có sự kết hợp một cách khéo léo giữa những màu sắc đa dạng.
- Cần loại bỏ những chi tiết rườm rà, cầu kỳ quá mức trong không gian hiện đại.
Hệ trần thạch cao sử dụng cho không gian hiện đại nên là trần thả, trần phẳng hoặc trần giật cấp. Với trần giật cấp thì trần yếu tố tối giản vẫn được đề cao. Trong đó có 2 phong cách chính: Giật cấp và tạo hình cơ bản (chữ nhật, vuông tròn) hoặc giật cấp và tạo hình độc đáo.
Với trần thạch cao trong không gian hiện đại, gia chủ nên chọn phào trơn màu trắng là phù hợp hợp nhất. Ngoài ra, các mẫu phào tân cổ điển với họa tiết tinh tế, hoa văn mềm mại cũng góp phần tạo điểm nhấn cho trần nhà thêm đẹp.
4.3 Đối với phong cách tân cổ điển
Đặc trưng của phong cách tân cổ điển:
- Sự trung hòa giữa hiện đại và cổ điển tạo ra phong cách tân cổ điển.
- Đây là phong cách thiết kế vừa mang tinh thần thời đại, vừa phảng phất sự hoài niệm cũ xưa.
- Trong một công trình tân cổ điển, bạn sẽ bắt gặp những chi tiết và đường nét mềm mại với mật độ vừa phải.
- Ngoài ra, phong cách này cũng khá tối giản nhưng lại không nhàm chán hay đơn điệu.
Trần thạch cao của công trình tân cổ điển thường nhấn nhá bằng những đường cong nhẹ nhàng và mềm mại, đi kèm màu sắc trang nhã và tinh tế. Trần thường có hoa văn để tạo dấu ấn nhưng ở mức độ vừa phải và không quá rườm rà. Đa phần các công trình tân cổ điển đều ưu tiên sử dụng trần giật cấp với vẻ đẹp nhẹ nhàng, vừa phải.
Phào thạch cao nào phù hợp với phong cách tân cổ điển? Gia chủ nên ưu tiên phào trơn hoặc phào tân cổ điển với những hoa văn nhẹ nhàng, tiết chế giúp tôn lên vẻ đẹp cho không gian. Trần nhà đơn giản sẽ mang đậm tính nghệ thuật hơn nếu sử dụng phào thạch cao phù hợp.
5. Bảng giá phào chỉ thạch cao mới 2023
Giá phào thạch cao rất đa dạng, tùy thuộc vào kiểu dáng, mẫu mã và phong cách. Tham khảo bảng giá phào chỉ thạch cao trên thị trường hiện nay dưới đây.
Bảng giá phào chỉ trần thạch cao
Loại phào | Bản rộng phào (cm) | Đơn giá thi công (VNĐ/m) |
Phào ốp trần | Bản 5 | 80,000 (VNĐ/m) |
Phào chỉ trần thạch cao | Bản 6 | 85,000 (VNĐ/m) |
Phào ốp trần | Bản 8 | 90,000 (VNĐ/m) |
Phào chỉ tường thạch cao
Loại phào | Bản rộng phào | Đơn giá thi công (VNĐ/m) |
Chỉ lưng tường thạch cao | Bản 1 | 60,000 (VNĐ/m) |
Chỉ lưng tường thạch cao | Bản 2 | 65,000 (VNĐ/m) |
Chỉ lưng tường thạch cao | Bản 3 | 72,000 (VNĐ/m) |
Chỉ lưng tường thạch cao | Bản 4 | 75,000 (VNĐ/m) |
Phào chân tường PU | Bản 5 | 150,000 (VNĐ/m) |
Phào chân tường | Bản 8 | 160,000 (VNĐ/m) |
Nẹp chỉ thạch cao
Loại phào | Bản rộng phào | Đơn giá thi công (VNĐ/m) |
Nẹp chỉ khung tranh | Bản 3 | 75,000 – 92,000 (VNĐ/m) |
Nẹp chỉ | Bản 4 | 80,000 – 90,000 (VNĐ/m) |
Nẹp chỉ | Bản 2 | 70,0000 (VNĐ/m) |
Để biết giá chính xác và hưởng các chính sách giá ưu đãi quý khách hãy liên hệ trực tiếp cho SanF qua hotline 0971.545.307 để được tư vấn và báo giá cụ thể.
6. Hướng dẫn thi công phào chỉ thạch cao chi tiết
6.1 Các bước thi công
Bước 1: Khảo sát công trình
SanF tiến hành khảo sát công trình và tiếp nhận các thông tin, thông số kỹ thuật từ chủ nhà để nhà thầu nắm rõ trước khi bắt tay vào thực hiện.
Bước 2: Lên bản vẽ thiết kế chi tiết
Kiến trúc sư lên bản vẽ chi tiết bao gồm: bản vẽ kỹ thuật tường nhà và trần nhà, khoảng cách cụ thể giữa từng ô phào, mẫu phào thạch cao phù hợp với tổng thể phong cách trong trình. Căn cứ trên bản vẽ này, SanF tiếp tục đánh giá cốt mực và bật mực cho toàn bộ vị trí đặt phào nhằm kiểm tra sự tương thích với thực tế công trình.
Bước 3: Chọn phào thạch cao phù hợp
Gia chủ sẽ chọn phào thạch cao phù hợp với công trình. Một số loại phào đẹp như phào thạch cao cấp kín, phào trơn, phào cấp hắt, phào nẹp hoa văn,… đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Bước 4: Thi công phào thạch cao
Đội ngũ thi công sẽ sử dụng máy cắt phào có trang bị bàn xoay nhằm cắt phào góc 45 độ. Mục đích của việc này là giúp các mối ghép tăng diện tích tiếp xúc với nhau để khi hoàn thiện sẽ đẹp hơn, chắc chắn hơn.
Kế tiếp sẽ sử dụng loại keo dán chuyên dụng để bôi keo ở vị trí mép sau của phào lưng tường hoặc phào góc và dán lại. Cuối cùng dùng bột bả để trám các vết đinh và xử lý mối nối. Ngoài ra, thợ thi công dùng giấy nhám để chà lên làm sạch lần cuối, trước khi sơn phào.
6.2 Các lưu ý khi thi công phào chỉ thạch cao
Đảm bảo phào thạch cao được cắt nghiêng 45 độ và lưỡi phải sắc để luôn bền chắc khi sử dụng về sau.
Chọn vật liệu phào và phong cách có sự hài hòa, thống nhất với tường và trần nhà.
Ưu tiên chọn các loại phào chỉ hợp phong thủy để thu hút vượng khí, may mắn và tài lộc đến với gia đình.
Mua phào thạch cao ở các đơn vị uy tín để đảm bảo phào đẹp, chống ẩm tốt, cách nhiệt và cách âm tốt.
7. Các mẫu phào chỉ thạch cao đẹp, ấn tượng hiện nay
Nếu bạn đang cần lắp đặt phào chỉ cho không gian sống của mình, hãy tham khảo các mẫu phào thạch cao được SanF gợi ý sau đây. Tùy phong cách công trình mà bạn chọn loại phào phù hợp để tối ưu độ bền và tăng tính thẩm mỹ.
Phào thạch cao là phụ kiện trần nhà có vai trò quan trọng trong việc tạo nên điểm nhấn cho không gian. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về các loại phào thạch cao, đặc điểm từng loại và những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công. Tùy vào phong cách công trình mà gia chủ chọn mẫu phào đẹp và phù hợp để hoàn thiện theo đúng ý tưởng yêu thích.
Nguồn: https://ift.tt/95iFscN
Map: https://www.google.com/maps?cid=11522854388615072011
Thông tin: https://www.google.com.vn/search?q=SanF&kponly=&kgmid=/g/11hzsl9d7t
Nhận xét
Đăng nhận xét